Top 10 Những Điều Cần Tránh Của Người Lãnh Đạo Thời 5.0
Top 10 Những Điều Cần Tránh Của Người Lãnh Đạo Thời 5.0
1. Tuyệt đối không thể hiện vai trò CHỦ - TỚ với nhân viên.
Nhân viên là khách hàng, là đối tác, là người đồng hành tạo ra kết quả cho tổ chức mà mình là lãnh đạo. Nếu nhân viên cảm nhận được mình chỉ được coi như người phục vụ cho Sếp, họ chỉ làm việc theo nghĩa vụ, tối đa là làm vừa đủ những gì Sếp yêu cầu. Sếp có yêu cầu sáng tạo họ cũng không có hứng khởi để sáng tạo.
Tuyệt đối không sai nhân viên phục vụ công việc cá nhân của mình. Cho dù nhân viên không nói gì nhưng thực sự họ đang cam chịu. Cũng có người thích được phục vụ Sếp, nhưng đó chỉ là những người mồm miệng đỡ tay chân, hay đúng hơn là “tay chân đỡ não bộ”.
2. Tuyệt đối không cho mình là người luôn luôn đúng.
Nếu mình là người luôn luôn đúng thì nhân viên luôn luôn “dạ” và hầu như không bao giờ nêu ý tưởng mới.
Hãy nhường cho nhân viên nói trước và lắng nghe nhân viên. Hãy tiếp thu những ý kiến hay hoặc hợp lý của nhân viên.
Khi nhân viên cố gắng giải thích với mình trái với những gì mình nói thì hẳn là có điều gì đó cần xem xét lại. Hãy để nhân viên trình bày lại một cách có đầu có đuôi, đặt thêm các câu hỏi để nhận định đúng vấn đề, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt.
3. Tuyệt đối không đổ lỗi cho nhân viên
Nhân viên phải nhận lỗi mà không thanh minh được với Sếp thì họ vô cùng ấm ức, bị cảm giác chịu thua thiệt vô lý đeo đẳng trong tâm trí trong suốt quá trình làm việc. Bao nhiêu sự khâm phục Sếp lúc trước đem đổ sông đổ biển hết. Họ thề với lòng sẽ không bao giờ hết mình vì Sếp nữa.
Ngoài ra, Sếp tuyệt đối không chửi mắng nhân viên khi xảy ra lỗi. Khi nhân viên có lỗi xảy ra là họ đã sợ lắm rồi, sợ Sếp và đồng nghiệp đánh giá thấp mình, sợ gây thiệt hại cho người khác… Không nên để nhân viên khiếp sợ khi xảy ra lỗi, cứ như vậy sẽ hình thành văn hoá “sợ sai”, nhân viên làm việc gì cũng phải hỏi Sếp, không dám sáng tạo. Khi xảy ra lỗi nên hỏi nhân viên các câu hỏi để nhân viên nhận thức đúng nguyên nhân xảy ra lỗi, tránh để lặp lại lỗi.
4. Tuyệt đối không thể hiện “quyền ban phát” cho nhân viên.
Nhân viên bỏ sức lao động và trí óc sáng tạo làm ra kết quả nào đó là muốn nhận được thù lao và sự công nhận tương xứng theo ý nghĩa WIN-WIN, hơn thế nữa họ còn muốn nhận được sự ứng xử công bằng giữa các nhân viên.
Tuyệt đối không phân biệt sự khác nhau về quyền lợi hoặc phân công công việc giữa nhân viên mình thích và nhân viên mình không thích.
Nên xây dựng chính sách công khai minh bạch và thực hiện theo chính sách.
5. Tuyệt đối không gắp miếng ngon nhất trong mâm cơm cùng nhân viên
Trong bữa cơm, cho dù nhân viên có gắp cho miếng ngon thì cũng tìm lý do mà nhường cho người khác.
Tuyệt đối không chia phần của mình nhiều hơn phần của nhân viên. Nên có chính sách hoặc nguyên tắc phân chia quyền lợi. Nên quan tâm hơn đến cuộc sống hàng ngày của nhân viên.
6. Tuyệt đối không nói xấu nhân viên này trước mặt nhân viên kia.
Chỉ nên nêu sự việc không hay để cùng rút kinh nghiệm, chứ nói xấu nhân viên khác thì nhân viên này cũng nghĩ, sẽ đến lúc mình bị Sếp nói xấu. Nhân viên sẽ dè dặt hơn khi nói chuyện với Sếp, và quan trọng hơn, niềm tin với Sếp bị giảm sút. Trong một tình huống nào đó, rất có thể nhân viên này lại đem những lời nói xấu của Sếp đi nói với người khác. Thật là hiểm hoạ.
7. Tuyệt đối không đề cao giá trị các ý kiến “méc” Sếp.
Tuyệt đối không ra quyết định ngay khi được “méc”. Hãy tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ vấn đề và xử lý một cách tế nhị để tránh xây dựng văn hoá “méc” trong toàn tổ chức. Văn hoá này góp phần lớn vào văn hoá “sợ sai” và giết chết các ý tưởng sáng tạo trong tổ chức.
8. Tuyệt đối không hành động tự do theo bản năng mà không nghĩ mình là cái gương để nhân viên soi vào.
Nhân viên luôn nhìn vào các hành động, lời nói của Sếp để học theo.
Muốn nhân viên làm điều gì thì mình hãy làm trước điều đó. Muốn nhân viên không làm điều gì thì mình đừng làm điều đó.
Đừng quên kể cả những ứng xử của Sếp ở ngoài đời, nhân viên cũng rất tò mò muốn biết. Lời hay thì ít mà lời xì xầm qua lại thì nhiều. Uy tín của Sếp không chỉ trong công việc mà là cả cuộc đời bên ngoài của Sếp.
9. Tuyệt đối không thay đổi chỉ đạo xoành xoạch
Hôm nay chỉ đạo nhân viên làm thế này, ngày mai lại gọi nhân viên vào chỉ đạo làm khác. Cứ như vậy nhân viên có cảm giác rất mệt mỏi khi hàng ngày phải chạy theo chỉ đạo của Sếp, công việc phải làm đi làm lại không biết lúc nào xong.
Nên chỉ đạo theo định hướng, kế hoạch, phương pháp đã xây dựng và suy nghĩ kỹ trước khi chỉ đạo, tránh tối đa sự thay đổi.
10. Tuyệt đối không được sợ nhân viên giỏi hơn mình
Không ai là hoàn hảo, không ai có thể giỏi hết mọi thứ. Hãy học tập điều hay từ chính nhân viên. Hãy tự nâng cấp mình để tiến xa hơn nhân viên.
Nhân viên rất tự hào là đã hiến được kế cho Sếp. Họ sẽ có hứng khởi cao độ để tìm tòi học hỏi, chờ đến dịp sau hiến kế tiếp cho Sếp. Với số đông nhân viên liên tục hiến kế thì sức mạnh của Lãnh đạo là vô biên.
Tham khảo kênh youtube: Apk-bc youtube
Đăng ký khoá học, workshop, hội viên APK.BC VIETNAM
Đặt câu hỏi về chuyên môn và được chuyên gia trả lời miễn phí
-----------------------------------------------------------------------------
Trường Quản Trị Doanh Nghiệp APK.BC VIETNAM cung cấp dịch vụ Đào tạo onjob Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh, Quản trị sản xuất, Quản trị chất lượng, Quản trị tài chính. Đào tạo OnJob Kỹ năng lãnh đạo chiến lược, Coaching Giám đốc nhân sự chiến lược HRBP HCM SHRM, Đào tạo onjob Trưởng phòng nhân sự, Đào tạo onjob Chuyên viên C&B nâng cao, Đào tạo onjob Hệ thống Total Rewards, Đào tạo onjob xây dựng thang bảng lương 3P Mercer, Đào tạo onjob xây dựng hệ thống KPI, Đào tạo onjob xây dựng tiêu chuẩn năng lực, đào tạo onjob kỹ năng quản lý nhân viên, Đào tạo onjob nghề nhân sự. Tư vấn xây dựng Hệ thống quản trị nhân sự, tư vấn xây dựng hệ thống KPI, tư vấn xây dựng Hệ thống lương, tư vấn tái cấu trúc nhân sự. Tư vấn quản trị doanh nghiệp. Tư vấn quản trị sản xuất. Tư vấn quản trị chất lượng. Tư vấn quản trị kinh doanh. Tư vấn quản trị tài chính. Workshop miễn phí cho hội viên APK.BC VIETNAM. Tài trợ phát triển Lãnh đạo 5.0.